ĐỘNG CƠ ĐIỆN TL LÀ GÌ?

818 Lượt xem

 

GIỚI THIỆU

 Ngày nay, tự động hóa đang được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy xí nghiệp, các hệ thống truyền dẫn và các hệ thống khác. Để tự động hóa điều khiển dòng chảy lưu chất chúng ta ứng dụng rộng rãi van điều khiển điện.

 Để điều khiển tự động dòng chảy lưu chất bằng van bi hoặc van bướm chúng ta cần sử dụng động cơ điện để kết nối với van, Do đó động cơ điện được sử dụng rộng rãi. Với lựa chọn thông minh chúng ta có thể mua được các loại van điều khiển điện với giá cả cạnh tranh nhưng có độ hoạt động chính xác và độ bền cao, nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và giảm chi phí bảo trì bảo dưỡng, thay thế.

 Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến bạn động cơ MODEL TL.

ĐỘNG CƠ ĐIỆN MODEL TL

 Động cơ điện model TL được sản xuất theo công nghệ Đài Loan, đây là loại động cơ được sản xuất dùng để lắp cho van bi hoặc van bướm. Động cơ được điều khiển theo kiểu ON_OFF hoặc tuyến tính bằng tín hiệu analogue 0-10Vdc hoặc 4-20Ma DC. Với các lựa chọn điện áp sử dụng như 220VAC, 24VDC, 380VAC- 3 phase mang đến nhiều lựa chọn và phù hợp với các hệ thống điện điều khiển.

CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ MODEL TL

Động cơ điện TL được cấu tạo bởi các thành phần chính như thân hay vỏ, kính quan sát, nhông truyền động, motor …… để hiểu rõ hơn về cấu tạo của động cơ điện TL chúng ta cùng quan sát và phân tích hình ảnh dưới đây:

1. Thân hay còn gọi là vỏ động cơ được chế tạo từ hợp kim nhôm phủ sơn Eboxy tang khả năng chống rò rỉ và ăn mòn

2. Kính quan sát: kính qua sát được làm từ mica có độ bền và độ trong suốt chống mờ,chống chịu được ánh sang mặt trời được lắp vào vào bằng hợp chất keo và gioăng bảo vệ chống vào nước. kính qua sát dung để qua sát trạng thái của van.

3. Nhông truyền động: được chế tạo từ thép chrome 40, qua sử lý gia nhiệt có độ bền và chống mài mòn cao. Chuyển động nhẹ nhàng không tiếng ồn.

4.Motor điện: được quấn bằng dây đồng mang đến hiệu xuất làm việc cao, dòng khởi động thấp và sinh nhiệt ít.

5. Kết nối van: động cơ kết nối với van theo tiêu chuẩn iso5211, trục nối với van có hình sao 8 cạnh( hình trái khế) dễ dàng kết nối với trục van

6. Công tắc hành trình với tiếp điểm bằng platinum với tần số hoạt động cao, độ tiếp xúc tốt không gây đánh lửa

7. Cam hành trình bằng nhựa ABS độ bền cao, dễ canh chỉnh hành trình

8. Gioăng làm kín bằng cao su.

9. các thành phần khác như tán inox, gioăng đệm cao su…..

PHÂN LOẠI ĐỘNG CƠ ĐIỆN MODEL TL

Động cơ điều khiển điện hay còn gọi là bộ điện TL được phân loại theo 2 loại chính đó là động cơ điện điều khiển ON-OFF và động cơ điện điều khiển tuyến tính.

  1. Động cơ điện TL điều khiển ON-OFF: đây là loại điều khiển chỉ đóng hoặc mở hoàn toàn van, góc đóng mở cố định là 0 đến 90 độ, khi ta cấp điện theo chiều mở thì van hoạt động mở hoàn toàn khi này góc van là 90 độ. Khi cấp điện theo chiều đóng thì van đóng hoàn toàn, khi này góc van là 0 độ

     2. Động cơ điện TL điều khiển tuyến tính là loại động cơ điều khiển đóng mở bằng cách thay đổi tín hiệu analog. Với loại này thường dùng 2 loại tín hiệu analog đó là tín hiệu dòng 4-20Ma hoặc tín hiệu áp 0-10VDC. Tương ứng với mỗi chỉ số tín hiệu thì động cơ sẽ mở hoặc đóng van 1 góc tương ứng.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN TL

Chúng ta cùng phân tích nguyên lý điều khiển và hoạt động của động cơ TL theo 2 loại như phân loại động cơ điện TL trên

  1. Động cơ TL điều khiển On-OFF: Điều khiển ON-OFF là điều khiển mở và đóng hoàn toàn.

 

-Đối với động cơ TL dùng điện áp 220VAC, 110VAC thì Khi cấp nguồn điện vào chân mở thì motor sẽ hoạt động theo chiều thuận, qua bộ bánh răng chuyển động sẽ truyền chuyển động tới trục chính, trục chính qua theo ngược chiều kim đồng hồ. trục van được gắn với trục chính của động cơ nên khi này trục van cũng xoay theo làm van mở, khi van mở 1 góc 90 độ thì cam sẽ chuyển trạng thái công tắc hành trình ngắt điện vào motor khi này động cơ hoạt động xong chu kỳ mở. Còn khi ta cấp điện vào chân đóng thì motor sẽ chạy theo chiều nghịch, qua bộ bánh răng chuyển động sẽ truyền chuyển động tới trục chính, trục chính qua theo chiều kim đồng hồ. trục van được gắn với trục chính của động cơ nên khi này trục van cũng xoay theo làm van đóng, khi van đóng vềgóc 0 độ thì cam sẽ chuyển trạng thái công tắc hành trình ngắt điện vào motor khi này động cơ hoạt động xong chu kỳ đóng.

- Động cơ TL dùng điện áp 24VDC: động cơ chạy theo chiều đóng hay mở là do nguồn điện 1 chiều cấp vào chân nguồn của động cơ, quá trình hoạt động đóng hay mở là do nguồn cấp vào chân nguồn motor là - + và + - , khi van mở 1 góc 90 độ thì công tắc hành trình sẽ ngắt điện vào motor để hoàn thành chu trình mở hoặc khi van về góc 0 độ thì công tắc hành trình sẽ ngắt điện vào motor để hoàn thành chu trình đóng.

     2. Đối với động cơ điều khiển tuyến tính: nguồn nuôi motor được cấp qua mạch điện, khi tín hiệu analog được cấp cho mạch thì mạch điện sẽ cho dòng điện đi qua theo chiều đóng hoặc mở van, tùy theo chỉ số tín hiệu analog van van mở hay đóng 1 góc phù hợp.

 

CÁC LOẠI VAN ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TL

1. VAN BI ĐIỆN: đây là sự kết hợp giữa van bi và động cơ điện TL có thể là van bi nối ren, nối hàn, nối hàn hoặc nối clamp

2. Van bướm điện: là sự kết hợp giữa van bướm và động cơ điện TL có thể là van bướm wafer, van bướm lug, van bướm mặt bích….

ỨNG DỤNG CỦA VAN ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Van động cơ điện được dùng để điều tiết lưu lượng của lưu chất một cahs tự động theo cài đặt của hệ thống, van điều khiển điện TL được dùng rộng rãi trong các hệ thống nước, PCCC, hệ thông làm lạnh, hệ thống xử lý nước thải....

TVT Việt Nam cung cấp các loại van cầu đa dạng về vật liệu cũng như xuất xứ, Vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TVT VIỆT NAM

Địa chỉ: 212/1 Hồng Lạc, Phường 11, Quận Tân Bình, TP.HCM

VPDD: 117 Quốc Lộ 1A, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM.

Hotline: 097 786 38 95 hoặc 093 880 07 90
Website: www.tvtvietnam.com
Email: sales@tvtvietnam.com - tvtvnvalves@gmail.com

GIỮ "TÍN" TRONG MỌI DỊCH VỤ

 

Bài viết khác
Gọi điện SMS Chỉ đường
Về đầu trang